Phòng khám thú y 0 đồng của cụ bà 90 tuổi, cứu chữa cả chó mèo bị bỏ rơi: “Tôi luôn mong sau này có người nối nghiệp”

   

Dù tuổi đã cao, PGS.TS Phạm Thị Xuân Vân vẫn miệt mài duy trì nghề châm cứu cho động vật và hướng dẫn cho sinh viên tiếp nối sự nghiệp của mình.

Phòng khám thú y 0 đồng của cụ bà 90 tuổi, cứu chữa cả chó mèo bị bỏ rơi - Ảnh 1.

Xuất phát từ tình yêu dành cho động vật và đam mê về nghề thú ý, PGS.TS Phạm Thị Xuân Vân (90 tuổi) đã quyết định mở phòng khám riêng sau khi nghỉ hưu, nhận điều trị miễn phí cho vật nuôi kém may mắn. Năm 2012, phòng khám thú y cộng đồng của bác sĩ Vân ra đời, hiện có cơ sở tại đường Ngô Xuân Quảng (huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Phòng khám thú y 0 đồng của cụ bà 90 tuổi, cứu chữa cả chó mèo bị bỏ rơi - Ảnh 2.

Bác sĩ Vân không chỉ đứng ra chữa trị mà còn hướng dẫn cho nhiều sinh viên thú y thực tập, làm khóa luận. 10 năm qua, bà cùng nhóm sinh viên đã chăm sóc cho hàng nghìn thú cưng bại liệt, động kinh, có vết thương hở hoặc mắc bệnh truyền nhiễm… Phần lớn phương pháp chữa bệnh tại đây đều thuộc Đông y, chú trọng về thuật châm cứu và xoa bóp xương khớp.

Phòng khám thú y 0 đồng của cụ bà 90 tuổi, cứu chữa cả chó mèo bị bỏ rơi - Ảnh 3.

Bác sĩ Vân thuộc thế hệ giảng viên đầu tiên của Học viện nông nghiệp Việt Nam, từng tu nghiệp tại Trung Quốc và là người đầu tiên đề xuất đưa bộ môn Châm cứu Thú y vào giảng dạy trong nước. Theo bà, muốn áp dụng tốt y học cổ truyền thì phải tỉ mỉ và kiên nhẫn: “Châm cứu đúng cách có thể chữa được nhiều bệnh, thế nhưng phải luyện tập lâu dài, làm quen với đa dạng đối tượng thì mới thu được kinh nghiệm tốt”.

Phòng khám thú y 0 đồng của cụ bà 90 tuổi, cứu chữa cả chó mèo bị bỏ rơi - Ảnh 4.

Các sinh viên thực tập làm việc mỗi ngày từ 7h sáng. Các bạn thay phiên nhau tắm rửa, vệ sinh cho chó, mèo rồi đưa chúng vào phòng điều trị.

Phòng khám thú y 0 đồng của cụ bà 90 tuổi, cứu chữa cả chó mèo bị bỏ rơi - Ảnh 5.

Thú cưng ở đây thường được điều trị miễn phí trong vòng một tháng. Người chủ chỉ cần đóng tiền ăn theo mong muốn. Tùy tình trạng bệnh sẽ có vô vàn loại hình châm cứu: châm tê, châm điện… kết hợp với bài tập vận động, massage nắn bóp.

Phòng khám thú y 0 đồng của cụ bà 90 tuổi, cứu chữa cả chó mèo bị bỏ rơi - Ảnh 6.

Quá trình châm cứu gây nhói, co giật nhẹ nên phải lót dưới thân động vật lớp khăn mềm, cố định tứ chi để tránh giãy giụa, cào cấu.

Phòng khám thú y 0 đồng của cụ bà 90 tuổi, cứu chữa cả chó mèo bị bỏ rơi - Ảnh 7.

Tuy vậy, không ít lần bà Vân và sinh viên thực tập bị thương trong lúc làm việc. Ai nấy đều phải trải qua cảnh bị thú cưng cắn, cào da đến rỉ máu.

Phòng khám thú y 0 đồng của cụ bà 90 tuổi, cứu chữa cả chó mèo bị bỏ rơi - Ảnh 8.

Phòng khám thú y 0 đồng cũng nhận điều trị, chăm sóc tạm thời cho thú cưng vô chủ. Trong ảnh là sinh viên thực tập cạo lông một chú chó bị bỏ rơi để phục vụ phác đồ điều trị.

Phòng khám thú y 0 đồng của cụ bà 90 tuổi, cứu chữa cả chó mèo bị bỏ rơi - Ảnh 9.

Đối với những trường hợp chuyển biến tích cực, bác sĩ Vân cho chúng di chuyển trong nhà để hồi phục nhanh chóng.

Phòng khám thú y 0 đồng của cụ bà 90 tuổi, cứu chữa cả chó mèo bị bỏ rơi - Ảnh 10.

Nguyễn Trọng Nguyên (23 tuổi), sinh viên Học viện nông nghiệp Việt Nam, đã thực tập tại phòng khám thú y cộng đồng gần một năm. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của bác sĩ Vân mà Nguyên ngày càng thạo việc. Anh hy vọng có thể tiếp nối ngọn lửa nghề, duy trì bộ môn châm cứu truyền thống.

Phòng khám thú y 0 đồng của cụ bà 90 tuổi, cứu chữa cả chó mèo bị bỏ rơi - Ảnh 11.

Ngoài công việc chuyên môn, nhóm sinh viên còn tự tay chuẩn bị khẩu phần ăn trưa, tối cho thú cưng. Thực đơn thường ngày bao gồm thịt gà, pate ăn kèm cơm trắng.

Phòng khám thú y 0 đồng của cụ bà 90 tuổi, cứu chữa cả chó mèo bị bỏ rơi - Ảnh 12.

Hiện có rất nhiều người tìm đến phòng khám thú y 0 đồng nhờ lối chữa bệnh tận tình, nhân ái. Nơi đây không chỉ đem lại cuộc sống mới cho vật nuôi mà còn là cái nôi đào tạo, truyền lửa yêu nghề cho ngành thú y.