Ngắm loạt ảnh xưa về Cầu Hàm Rồng cách đây hơn 100 năm – chứng tích một thời bi tráng

   

Cây cầu này có cả một chiều dài lịch sử đầy hào hùng, bi tráng. Năm 1904 người Pháp bắt đầu xây dựng cầu Hàm Rồng có hình vòm bằng thép. Kết cấu cây cầu có nét tương đồng với cầu Long Biên ở Hà Nội, ở giữa có đường ray cho tàu chạy qua, hai bên là đường cho ô tô và xe thô sơ đi.

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa bắc qua sông Mã như một chứng nhân lịch sử, một địa danh tham quan nổi tiếng của Thành phố Thanh Hóa. Các đoàn học sinh sinh viên thường tổ chức các chuyến tham quan, dã ngoại kết hợp với điểm cầu Hàm Rồng nhằm giáo dục tinh thần yêu nước.

Giữa là đường ray, hai bên dành cho xe thô sơ và người đi bộ (Ảnh: ST)

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cầu Hàm Rồng đã trở thành một điểm nóng về quân sự chiến lược. Năm 1972 Hoa Kỳ dùng loại bom thông minh dẫn đường bằng laser phá nát cây cầu khiến nó bị phá hủy gần như hoàn toàn, tuyến giao thông bị tê liệt.

Một thời cầu Hàm Rồng bị phá hủy gần như hoàn toàn (Ảnh: ST)

Cầu Hàm Rồng hiện tại

Hơn một địa điểm thắng cảnh, cầu Hàm Rồng nổi tiếng về ý nghĩa lịch sử như một tượng đài kỳ vĩ đã trải qua năm tháng chiến tranh, đã cùng bao thế hệ bảo vệ tuyến huyết mạch Bắc – Nam. Trong những năm tháng chiến tranh quân địch đã xác định cầu Hàm Rồng là một “điểm tắc lý tưởng” nên đã ra sức tổ chức các cuộc không kích bằng bom hạng nặng. Bầu trời Hàm Rồng nhuộm khói đen, tiếng gầm rú của động cơ máy bay xé tan bầu trời yên bình xứ Thanh. Ngày trở lại, những người lính pháo phòng không ở điểm nóng Hàm Rồng không khỏi xúc động, mọi thứ như vừa mới diễn ra. Đứng trên cầu nghĩ về một nơi xa xăm, tiếng bom đạn, tiếng động cơ máy bay phản lực như còn nguyên bên tai.

Những chiến thắng, những hi sinh ở cầu Hàm Rồng là một trong những nguyên nhân trực tiếp giúp cho công cuộc thống nhất đất nước thành công, cổ vũ tinh thần chiến đấu của toàn dân tộc.

Bên kia cầu là núi Đầu Rồng đón lấy một nhịp cầu bắc qua, có một kiến trúc sư người Pháp đã từng đánh giá, chính bởi độ nghiêng của ngon núi và cấu tạo địa chất lòng sông khiến cho việc xây dựng trụ cầu Hàm Rồng trở nên rất khó khăn. Đối với người Pháp xây cầu, làm đường là nhu cầu thiết yếu để công cuộc bóc lột, khai thác tài nguyên diễn ra thuận tiện. Vì vậy cầu Hàm Rồng đã được xây dựng bởi sự kết hợp của nhiều chuyên gia, kĩ sư đến từ các nước Pháp, Italia, Đức.

Nguồn: Sưu tầm internet